Phân loại nội tại Nhóm_ngôn_ngữ_Lô_Lô

Bradley (2007)

Trước đây, nhóm ngôn ngữ Lô Lô thường được chia ra làm nhánh bắc (gồm tiếng Lisu và các phương ngôn tiếng Nuosu) và nhánh nam (các ngôn ngữ còn lại). Tuy nhiên, theo Bradley (1997) và Thurgood (2003:8), còn có một nhánh trung (gồm những ngôn ngữ mà trước đó xếp vào nhóm bắc hay nam). Bradley (2002, 2007) cho thêm một nhánh thứ tư: nhánh đông nam.

Tiếng Ugong là một ngôn ngữ rất khác biệt; Bradley (1997) xếp nó vào nhóm Miến. Tiếng Thổ Gia cũng khó phân loại do khối từ vựng khác biệt. Những ngôn ngữ Lô Lô chưa phân loại khác là Gokhy (Gɔkhý), Lopi, A Xa.

Lama (2012)

Lama (2012) phân loại 36 ngôn ngữ Lô Lô-Miến bằng cách xem xét điểm đổi mới về âm vị và từ vựng trong các ngôn ngữ. Ông cho rằng nhóm Mondzi nên là một nhánh riêng trong toàn nhóm Lô Lô-Miến. Lama cho rằng nhóm Mondzi tách khỏi phần còn lại trước cả nhóm Miến. Nhóm Lô Lô được phân loại như sau:

Loloish 

Hà Nhì: Cơ Nặc, Akha-Hà Nhì, Bisu, vân vân...

La Hủ: La Hủ, Kucong

Nạp Tây: Nạp Tây, Namuyi

Nusu: Nusu, Nhu Nhược (Rouruo)

 Ni ‑ Li ‑ Ca 

Ca Trác: Ca Trác (Kazhuo), Samu (Samatao), Sanie, Sadu[4], Meuma[5]

Lisu: Lisu, Lolopo, vân vân...

Nisu: phân nhánh Nisu, phân nhánh Axi-Pu

Nhóm Nisu, Lisu, và Ca Trác có quan hệ gần, tạo nên một nhóm ("Ni-Li-Ca") nằm cùng mức với 5 nhánh ngôn ngữ Lô Lô khác. Guillaume Jacques & Alexis Michaud (2011)[6] cho rằng nhóm Nạp Tây thuộc nhóm Khương thay vì Lô Lô.

Nhánh Lawu mới được đề xuất gần đây.[7]

Phân tích phát sinh điện toán mà Satterthwaite-Phillips (2011) thực hiện lên nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến không ủng hộ việc xếp nhóm Nạp Tây vào nhóm Lô Lô-Miến, nhưng đồng thời khẳng định nhóm La Hủ và nhóm Nusu là hai nhóm phân định rạch ròi.[8]